Cuộc đời Herbert Spencer

Herbert Spencer được sinh ra ở Derby, Anh ngày 2 tháng 4 năm 1820, con trai của William George Spencer (thường được gọi là George). Cha của Spencer là một người biệt giáo chuyển từ Hội Giám lý sang chủ nghĩa Quaker, và dường như đã truyền cho con trai mình một sự chống cự bản năng đối với tất cả các dạng quyền thế. Spencer hầu như không theo học ở trường lớp chính quy mà chủ yếu học tập ở nhà dưới sự dạy bảo của cha và người thân trong gia đình. Tuy vậy, Spencer có kiến thức vững chắc về toán học, khoa học tự nhiên và quan tâm nghiên cứu khoa học xã hội. Spencer thực sự chú ý tới xã hội học từ năm 1873. Sinh thời, các nghiên cứu của Spencer không chỉ nổi tiếng trong giới khoa học hàn lâm mà còn trong đông đảo bạn đọc.

Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội cùng với môi trường ở Anh thế kỷ XIX đã có ảnh hưởng nhất định đến xã hội học Spencer. Giống như Adam Smith (1723-1790), Spencer tin tưởng vào "bàn tay vô hình" (cơ chế thị trường) trong việc duy trì trật tự xã hội gồm các cá nhân theo đuổi lợi ích riêng. Spencer nhìn thấy một số khía cạnh tích cực của chủ nghĩa tư bản như tính hiệu quả, môi trường tự do cạnh tranh và tự do buôn bán.

Bị ảnh hưởng bởi "sinh vật học" của Charles Darwin (1809-1882), Spencer đã đưa ra quan điểm tiến hóa xã hội. Spencer giải thích rằng, chỉ cá nhân nào, hệ thống xã hội nào có khả năng thích nghi nhất với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Bị ảnh hưởng bởi khoa học tự nhiên như vật lý học và khoa học thực chứng của Auguste Comte, Spencer chủ trương rằng xã hội học phải hướng tới tìm ra các quy luật và nguyên lý chung, cơ bản để giải thích hiện thực xã hội.

Ông mất ngày 8 tháng 12 năm 1903, và được an táng tại Nghĩa trang Gate gần mộ của George EliotKarl Marx.[2]